Tác
giả: TS Trương Anh Tuấn
PGĐ.
Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực GTVT
Viện
Chiến lược và Phát triển GTVT
Công tác dự báo nhu cầu nhân lực
tại Việt Nam trong thời gian qua còn rất
nhiều hạn chế. Đây là đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Hội
nghị đánh giá hiệu quả sàn giao dịch việc làm và công tác dự báo nhu cầu nhân
lực vừa được tổ chức tại Hà Nội, ngày 10/9/2010. Đánh giá này cũng đúng trong công
tác dự báo nhu cầu nhân lực của ngành GTVT nói riêng. Các hạn chế trong công
tác dự báo nhu cầu nhân lực thể hiện ở các số liệu, cơ sở dữ liệu đầu vào chủ
yếu phục vụ cho dự báo đơn giản ở cấp vĩ mô, cấp Trung ương, thiếu các số liệu
dự báo phục vụ cho cấp vi mô, cấp địa phương, trong ngắn hạn và dài hạn; thiếu
nghiêm trọng các dự báo cụ thể về nhu cầu nguồn nhân lực theo số lượng, ngành
nghề, trình độ, kỹ năng… Hiện nay, Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị
trường lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã được thành lập
ngày 30/10/2009, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và là đầu mối
chính trong công việc này ở cấp quốc gia. Theo dự báo của trung tâm này, đến
năm 2020, số lao động toàn quốc có việc làm sẽ tăng từ 48.015 triệu năm 2009
lên 56.950 triệu vào năm 2020. Trong dài hạn, cơ cấu lao động theo ngành kinh
tế sẽ phát triển theo hướng giảm dần trong các ngành sản xuất nông nghiệp, gia
tăng trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020 cung lao động vẫn tăng
trội hơn về số lượng so với nhu cầu và không phù hợp về cơ cấu cũng như chất
lượng, sẽ tạo thêm áp lực việc làm và khó giảm được tỷ lệ thất nghiệp (xoay
quanh con số 2,5%)… Trong ngành GTVT, Chưa có cơ quan nào cung cấp số liệu dự
báo nhu cầu nhân lực cho bộ GTVT theo số lượng, ngành nghề, trình độ, kỹ năng…
Những hạn chế của việc dự báo
trên đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo và hoạch định chiến lược
GTVT để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Công tác dự báo thị trường lao
động trong ngành GTVT vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Các số liệu, cơ sở dữ
liệu đầu vào chủ yếu phục vụ cho dự báo đơn giản ở cấp vĩ mô, cấp trung ương,
thiếu các số liệu dự báo phục vụ cho cấp vi mô, cấp địa phương, trong ngắn hạn
và dài hạn; thiếu nghiêm trọng các dự báo cụ thể về nhu cầu nguồn nhân lực
trong ngành GTVT theo các chuyên ngành đường sắt, sông, biển, bộ và đường thủy
nội địa... ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo để đáp ứng được nhu cầu
của thị trường, và đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp GTVT trong
việc tuyển dụng lao động.
Tại Việt Nam, trong những năm
qua, xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác dự báo thị trường lao động
trong hoạch định chính sách, định hướng đào tạo, kết nối cung - cầu, phân bổ và
sử dụng nguồn nhân lực, đã có sự phối hợp với trường Đại học Maryland (Hoa Kỳ)
và Trường Đại học kinh tế quốc dân áp dụng các mô hình dự báo cung - cầu lao
động (mô hình Lotus, mô hình phối hợp tiếp cận hàm sản xuất và tăng trưởng, mô
hình dự báo nhu cầu ngắn hạn của Thụy Điển), xây dựng mô hình và dự báo lực
lượng lao động, nhu cầu việc làm theo nghề đến năm 2020. Bước đầu đã có các dự
báo ngắn hạn hàng năm về việc làm theo nghề, xây dựng biểu nghề cho từng tỉnh,
thành phố và cả nước; đánh giá mức độ cung đáp ứng cầu lao động trong những năm
tới; tham gia tổ chức thu thập thông tin, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thị
trường lao động; quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử việc làm, báo cáo
đánh giá hàng năm xu hướng việc làm…
Ngày 10/9/2010, Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thời gia tới, cần
tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp như: Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm
công tác dự báo; phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế trong thực hiện
phân tích, xây dựng mô hình dự báo thị trường lao động phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy việc có một cơ quan nghiên cứu dự báo về
nguồn nhân lực trong ngành GTVT, thành lập mạng thông tin quản lý nguồn nhân
lực gồm hệ thống thông tin về giáo dục đào tạo, hệ thống thông tin thị trường
lao động; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát
triển nhân lực; tăng đầu tư phát triển cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng
trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vào ngành GTVT là nhu cầu cấp bách
trong giai đoạn này. Trong dài hạn, vấn đề lao động của Việt Nam đặc biệt là
của ngành GTVT vẫn đang bức xúc, cần được xem xét, xử lý một cách toàn diện. Nên
chăng, ngành GTVT cần tăng cường công tác dự báo thị trường lao động của ngành
GTVT theo hướng: Hoàn thiện mô hình dự báo dài hạn và ngắn hạn phù hợp với điều
kiện Việt Nam và đặc thù của ngành GTVT; hoàn thiện hệ thống thông tin thị
trường lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành GTVT về thị trường lao động đáp ứng yêu cầu phân tích
và dự báo; có đơn vị làm nhiệm vụ dự báo thị trường lao động phục vụ xây dựng
chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của ngành. Để thực hiện định hướng trên,
cần tiếp tục đẩy mạnh việc: Nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác
dự báo; phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế trong thực hiện phân tích,
xây dựng mô hình dự báo thị trường lao động phù hợp với điều kiện Việt Nam và
ngành GTVT; hoàn thiện hệ thống các văn bản liên quan đến chính sách về thị
trường lao động trong ngành GTVT, chú trọng đến kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực dài hạn. Bên cạnh đó, cần giao nhiệm vụ cho một cơ quan chuyên nghiên cứu
nội dung này để thành lập mạng thông tin quản lý nguồn nhân lực gồm hệ thống
thông tin về giáo dục đào tạo, hệ thống thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh
xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; tăng
đầu tư phát triển cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu
tư toàn xã hội vào ngành GTVT. Cần tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển thị
trường lao động của ngành GTVT, mở rộng đa dạng hóa các mối quan hệ song phương
và đa phương cấp Chính phủ.
Kiến nghị lãnh đạo Bộ GTVT có quy định cụ thể
về cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu dự báo nguồn nhân lực cho ngành GTVT,
trong đó có biên chế, đầu tư trang thiết bị cần thiết cũng như kinh phí hoạt
động thường xuyên; từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động,
cơ sở dữ liệu thị trường lao động của ngành GTVT phục vụ tốt sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(Tài liệu hội thảo tại ĐH KTQD năm 2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét