Dịch thuật

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên ĐSVN


TS. Trương Anh Tuấn - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu

Hiện nay Nhà nước đang trong giai đoạn tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông nói chung, kết cấu hạ tầng ĐS nói riêng nhằm phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trước bối cảnh đó, Tổng công ty đường sắt Việt Nam rất cần những luận cứ khoa học để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hiệu quả. Để xây dựng được các luận cứ này, cần phải có những dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trong tương lai. Mức độ chính xác, tin cậy của các kết quả dự báo nhu cầu vận tải trong tương lai được quyết định bởi việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như hành khách và việc xác định mối quan hệ, quy luật ảnh hưởng của chúng đến nhu cầu vận tải. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên ĐSVN, xác định mối liên hệ và quy luật ảnh hưởng của các  yếu tố này vừa mang tính thời sự, vừa rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu vận tải phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐS, lập báo cáo đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ĐS. Đó cũng là yêu cầu cấp bách của ĐSVN.
Đề tài được lựa chọn nhằm vận dụng cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế- xã hội đến sản xuất kinh doanh vận tải, nhu cầu vận tải, giúp ngành ĐSVN phát triển bền vững trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2. Mục tiêu của đề tài

Đề tài nhằm đạt được các mục tiêu chính sau đây:
  • Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trong sự phát triển của ngành đường sắt những năm gần đây, những thuận lợi và khó khăn, tồn tại.
  •  Xây dựng mối quan hệ và quy luật ảnh hưởng của các yếu tố chính đến nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách (không tính đến vận tải đường sắt đô thị).
Các kiến nghị về sự tăng trưởng bền vững của ĐSVN nói chung, Tổng công ty ĐSVN nói riêng trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

·        Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải của đường sắt (không nghiên cứu về đường sắt đô thị).
·        Phạm vi nghiên cứu:
         - Về thời gian: Đến năm 2030;
         - Về không gian: Nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên đường sắt của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất kinh doanh vận tải và sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phân tích hệ thống; diễn giải và quy nạp; phân tích, tổng hợp; toán kinh tế; thống kê, mô hình hóa...

5. Nội dung nghiên cứu

Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về cơ sở lý luận xác định nhu cầu vận tải
Chương II: Thực trạng về nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách của Đường sắt Việt Nam trong những năm gần đây
Chương III: Xác định mối quan hệ và quy luật ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách đến năm 2030 của ĐSVN

MỤC LỤC

1 nhận xét: